Chuyển đến nội dung chính

Học trực tuyến, đầu tư chứng khoán, làm việc online,... bị ngưng trệ khi Zalo gặp lỗi

 Việc Zalo gặp sự cố đã gây ra một vài rắc rối với người dùng cũng như quá trình vận hành của một số công ty.

Sáng nay, nhiều người phản ánh rằng ứng dụng nhắn tin Zalo gặp sự cố, báo cáo tình trạng gửi tin nhắn nhưng phía đầu bên kia không thể nhận được tin nhắn. Nhiều tin nhắn được gửi đi chỉ xuất hiện thông báo trạng thái là "đang gửi" hoặc "đã gửi" và người nhận không thể nhìn thấy tin nhắn đến.

Thậm chí, nhiều người dùng Zalo phiên bản trên PC hoặc website đều không nhận được thông báo. Trong khi đó, phiên bản dành cho điện thoại di động của Zalo vẫn hoạt động bình thường, nhưng cũng không xuất hiện thông báo tin nhắn đến.

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều người dùng đã đăng bài thông báo việc ứng dụng nhắn tin Zalo bị lỗi, giúp mọi người tránh bị gián đoạn công việc trong lúc chờ khắc phục sự cố.

Theo phản ánh, đến trưa 13/10, sự cố đã được khắc phục và người dùng có thể sử dụng bình thường ứng dụng Zalo trên bản PC lẫn Website. Dù sự cố chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đã sớm được khắc phục, nhưng lại xảy ra vào giờ hành chính, qua đó ảnh hưởng đến công việc của khá nhiều người, đặc biệt là các công ty sử dụng ứng dụng này để trao đổi công việc.

Anh Khải Hoàn, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết: "Trong thời gian chờ Zalo khắc phục sự cố, văn phòng đã phải tạm thời chuyển qua sử dụng Viber, một ứng dụng nhắn tin khác để trao đổi công việc". Trên mạng xã hội, nhiều người bình luận rằng nên chuyển qua những ứng dụng khác như Telegram, Viber, Skype,… để sử dụng thuận tiện hơn.

Zalo bị lỗi: Học sinh không thể truy cập link Zoom, Google Meetings; Nhân viên văn phòng phải chuyển qua dùng Viber, Skype - Ảnh 1.

Một số bình luận cho rằng nên chuyển qua sử dụng ứng dụng khác. (Ảnh: Chụp màn hình).

Không chỉ là nơi trao đổi công việc, Zalo còn là kênh bán hàng của nhiều người. Tại nhiều khu chung cư, từ khi đại dịch bùng phát, nhóm chat Zalo đã trở thành kênh thương mại điện tử của các tiểu thương trong cùng toà nhà.

Chị Trang, 30 tuổi, một người kinh doanh thực phẩm tự do tại Xala, Hà Đông cho biết việc kinh doanh của chị gặp khó khi Zalo không thể kết nối, dẫn tới nhận đơn hàng từ người mua không thể thực hiện được.

Ngoài ra, Zalo khó truy cập còn ảnh hưởng tới lĩnh vực giáo dục. Trên một số diễn đàn mạng xã hội, có người phản ánh rằng Zalo bị lỗi, không thể đồng bộ tin nhắn được trên PC, qua đó không thể vào được link Zoom lẫn Google Meetings mà giáo viên gửi.

Hiện nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn cho học sinh học trực tuyến để đảm bảo an toàn, tránh lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, việc Zalo gặp lỗi có thể ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/hoc-truc-tuyen-dau-tu-chung-khoan-lam-viec-online-bi-ngung-tre-khi-zalo-gap-loi-2021101315282891.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng

  Gần nửa năm sau khi tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, Bamboo Airways tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ. Hiện nay, Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 3 ngành hàng không nước ta, đứng sau Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Vietnam Airlines mới đây đã bán thành công hơn  796 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp  cho các cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ cũng như huy động thêm 7.961 tỷ đồng. Đầu tháng 6 vừa qua khi Bamboo Airways có vốn 16.000 tỷ, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 56,5%, Tập đoàn FLC góp 25,85%, FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,27% và 5,63%. Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways thay đổi ra sao sau khi tăng vốn lên 18.500 tỷ và ai là người góp thêm vốn. Trong 9 tháng đầu năm nay, Bamboo Airways khai thác 20.361 chuyến bay, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Vietnam Airlines và Vietjet Air vận hành tương ứng 39.544 chuyến và 35....

Bức tranh kinh doanh phân hoá của doanh nghiệp cảng biển năm 2020

  Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khả quan hơn. Khu vực cảng miền Trung vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dẫu xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và bão lụt trong khi đó doanh nghiệp cảng phía Bắc lại đi lùi. Đồ họa:  Alex Chu. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm 2020 sôi động, được thúc đẩy bởi các giá trị xuất khẩu tăng cao đột biến, chủ yếu đóng góp bởi các đơn hàng đi Mỹ, bất chấp các dự báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 trong năm 2020. Sản lượng giao thương hàng hoá sau khi chịu thiệt hại trong quý II/2020 đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.  Đà tăng trưởng có được một phần nhờ các hoạt động dịch chuyển cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt Nam. Phần khác đến từ sự quay trở lại của hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cả trong nước và ngoài nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so v...

Mỗi ngày hơn 80.000 lượt livestream bán hàng, người Việt đang kiếm tiền tỷ trên mạng

   Từ người nổi tiếng tới các CEO, livestream đang dần trở thành một phương tiện kiếm tiền chính của nhiều người. Livestream bán hàng nở rộ. (Đồ hoạ:  Alex Chu ). Lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh, người bán không cần lo chi phí mặt bằng, không cần thuê nhân viên, không lo nhà xưởng,… vẫn có thể dễ dàng chốt hàng trăm đơn hàng chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Những người bán hàng online này thường tận dụng nơi ở của mình để chứa hàng, và đồng thời cũng là nơi để livestream quảng cáo sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chế độ quay video và được kết nối mạng internet, từ một người nông dân đến một KOL, ai cũng có thể trở thành người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí là chỉ việc ngồi một chỗ để livestream hết năm này qua tháng nọ, miễn là họ có thể tạo ra tương tác tốt với khách hàng. Mỗi ngày có 80.000 lượt livestream bán hàng Hình thức livestream - trò chuyện trực tuyến, chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây như...