Chuyển đến nội dung chính

PC-COVID vừa phát hành đã có hơn 10 triệu lượt tải xuống: Bluezone version 2.0?

 Người dùng không thể sử dụng các phần chính trên ứng dụng PC-COVID nếu không đăng nhập bằng số điện thoại.

Sáng 30/9, ứng dụng COVID-19 hợp nhất của Việt Nam: PC-COVID Viet Nam, đã được phát hành trên hai cửa hàng app của Android và iOS, cho phép người dùng tải về và sử dụng. Đây là ứng dụng do Cục Tin Học Hóa thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp cùng Bộ Y tế Việt Nam phát hành nhằm kiểm soát tình hình COVID-19.

Đáng chú ý, mặc dù mới được phát hành sáng 30/9, song trên Google Play, ứng dụng này có hơn 10 triệu lượt tải xuống. Nhiều người dùng tỏ ra khá bất ngờ bởi dù là lần đầu tiên tải xuống nhưng trên tài khoản Apple hoặc Google lại ghi nhận việc đã từng sử dụng app PC-COVID trước đó.

Ngoài ra, khi tìm kiếm ứng dụng Bluezone, một ứng dụng chống dịch trước đó, thì kết quả trả về sẽ ra PC-COVID Viet Nam. Trong khi Bluezone đã biến mất hoàn toàn trên cả hai kho ứng dụng. 

Bên cạnh đó, trong ngày đầu phát hành, việc sử dụng PC-COVID Viet Nam đang gặp khá nhiều khó khăn. Người dùng không thể đăng ký tài khoản bởi hệ thống gửi mã xác nhận về số điện thoại bị trễ so với thời gian 5 phút quy định. Ứng dụng này cũng sử dụng chung hệ thống nhắn tin thông báo mã xác thực của Bluezone trước đó.

PC-COVID vừa ra mắt đã gặp trục trặc, một số người dùng không thể đăng nhập do ứng dụng không gửi mã xác nhận - Ảnh 2.

Một số người dùng không nhận được mã xác nhận trong thời gian 5 phút mà ứng dụng thông báo. (Ảnh: Chụp màn hình).

Không đăng nhập/đăng ký được nhưng hiện tại người dùng vẫn có thể bỏ qua bước này. Lần đầu tiên sử dụng, ứng dụng sẽ yêu cầu quyền sử dụng vị trí và bluetooth từ thiết bị của người dùng phục vụ cho mục đích truy vết.

PC-COVID Viet Nam cung cấp các tính năng chính như: Quản lý QR, khai báo y tế và gửi phản ánh. Ứng dụng cũng có phần để quét mã QR. Trong đó, tại phần "Khai báo y tế", người dùng có thể lựa chọn "Khai báo y tế" hoặc "Khai báo di chuyển nội địa".

Các chức năng khác vốn trước đây phân tán cũng được hợp nhất vào ứng dụng PC-COVID Viet Nam như Khai báo di chuyển nội địa, tra cứu thông tin tiêm vắc xin COVID-19, kết quả xét nghiệm, thông tin nơi đã đến, khai báo y tế, thông tin thẻ COVID-19, truy vết, bản đồ nguy cơ, thông tin mật độ di chuyển, xu hướng lây nhiễm.

Các hoạt động khai báo khi đến cơ quan nhà nước, siêu thị, bệnh viện, nơi công cộng,... cũng được thực hiện và ghi nhận vào dữ liệu cá nhân trên ứng dụng.

Đặc biệt, căn cứ trên dữ liệu về tiêm vắc xin, PC-COVID sẽ trở thành thẻ vắc xin với các màu "xanh, vàng, đỏ" để phân mức cho phép đi lại trong các điều kiện cụ thể.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì không đăng nhập/đăng ký được nên các tính năng này đều không thể hoạt động được.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/pc-covid-vua-phat-hanh-da-co-hon-10-trieu-luot-tai-xuong-bluezone-version-20-20210930103025653.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng

  Gần nửa năm sau khi tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, Bamboo Airways tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ. Hiện nay, Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 3 ngành hàng không nước ta, đứng sau Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Vietnam Airlines mới đây đã bán thành công hơn  796 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp  cho các cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ cũng như huy động thêm 7.961 tỷ đồng. Đầu tháng 6 vừa qua khi Bamboo Airways có vốn 16.000 tỷ, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 56,5%, Tập đoàn FLC góp 25,85%, FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,27% và 5,63%. Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways thay đổi ra sao sau khi tăng vốn lên 18.500 tỷ và ai là người góp thêm vốn. Trong 9 tháng đầu năm nay, Bamboo Airways khai thác 20.361 chuyến bay, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Vietnam Airlines và Vietjet Air vận hành tương ứng 39.544 chuyến và 35....

Bức tranh kinh doanh phân hoá của doanh nghiệp cảng biển năm 2020

  Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khả quan hơn. Khu vực cảng miền Trung vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dẫu xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và bão lụt trong khi đó doanh nghiệp cảng phía Bắc lại đi lùi. Đồ họa:  Alex Chu. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm 2020 sôi động, được thúc đẩy bởi các giá trị xuất khẩu tăng cao đột biến, chủ yếu đóng góp bởi các đơn hàng đi Mỹ, bất chấp các dự báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 trong năm 2020. Sản lượng giao thương hàng hoá sau khi chịu thiệt hại trong quý II/2020 đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.  Đà tăng trưởng có được một phần nhờ các hoạt động dịch chuyển cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt Nam. Phần khác đến từ sự quay trở lại của hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cả trong nước và ngoài nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so v...

Mỗi ngày hơn 80.000 lượt livestream bán hàng, người Việt đang kiếm tiền tỷ trên mạng

   Từ người nổi tiếng tới các CEO, livestream đang dần trở thành một phương tiện kiếm tiền chính của nhiều người. Livestream bán hàng nở rộ. (Đồ hoạ:  Alex Chu ). Lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh, người bán không cần lo chi phí mặt bằng, không cần thuê nhân viên, không lo nhà xưởng,… vẫn có thể dễ dàng chốt hàng trăm đơn hàng chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Những người bán hàng online này thường tận dụng nơi ở của mình để chứa hàng, và đồng thời cũng là nơi để livestream quảng cáo sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chế độ quay video và được kết nối mạng internet, từ một người nông dân đến một KOL, ai cũng có thể trở thành người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí là chỉ việc ngồi một chỗ để livestream hết năm này qua tháng nọ, miễn là họ có thể tạo ra tương tác tốt với khách hàng. Mỗi ngày có 80.000 lượt livestream bán hàng Hình thức livestream - trò chuyện trực tuyến, chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây như...