Chuyển đến nội dung chính

Ông chủ Google: Gã lập dị trong làng công nghệ, người đứng sau dự án bí ẩn Project X, bị ám ảnh bởi việc tập thể dục

 "Ông ấy từng ăn mặc như một con bò trong các buổi phỏng vấn ứng viên xin việc", Douglas Edwards, một nhân viên đời đầu của Google chia sẻ về Chủ tịch Alphabet - Sergey Brin.

Sergey Brin tên đầy đủ là Sergey Mikhaylovich Brin, một doanh nhân người Mỹ nhưng sinh ra tại Moscow, Nga. Ông sinh năm 1973, là con của một nhà kinh tế toán học người Liên Xô. Ông Brin đã cùng gia đình chuyển tới Mỹ vào năm 1979, theo Biography.

Cùng với Larry Page, Brin chính là một trong hai nhà sáng lập đế chế Google ngày nay. Trên bảng xếp hạng Forbes, ông Sergey Brin hiện là người giàu thứ 9 thế giới với khối tài sản ròng lên tới 89 tỷ USD. Tuy nhiên, ông có một xuất phát điểm khiêm tốn.

Tỷ phú Sergey Brin: Từ người di cư trở thành "nhà khai sáng" Google, người đứng sau dự án X, bị ám ảnh bởi việc tập thể dục - Ảnh 1.

Brin có xuất phát điểm khiêm tốn. (Ảnh: Business Insider).

Xuất phát điểm khiêm tốn

Sau khi tới Maryland, cha mẹ cũng đăng ký cho ông theo học tại một trường dạy theo phương pháp Montessori, tương tự như Larry Page, nhấn mạnh tính độc lập và thúc đẩy sự sáng tạo của bản thân.

Brin đã không quay lại Nga cho đến năm 17 tuổi. Sau nhiều năm, Brin đã lấy được tấm bằng cử nhân ngành toán học và khoa học máy tính tại Đại học Maryland. Sau đó, ông chuyển tới Đại học Stanford để lấy bằng tiến sĩ, nơi ông gặp người bạn Larry Page. Tại đây, ông cũng khám phá ra một sở thích khác là những môn thể thao trên bằng như trượt băng nghệ thuật, trượt tuyết, thể dục dụng cụ,…

Trước khi cùng Larry Page thành lập Google, ông Brin tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu các thuật toán dành cho đề xuất phim được các nhân hóa hoặc tìm cách tự động phát hiện các trường hợp vi phạm bản quyền.

Theo South China Morning Post, ông Brin là một nhà phát minh đầy tham vọng. Khi Google phát triển mạnh mẽ từ một công cụ tìm kiếm đơn giản thành một công ty khổng lồ với hàng chục dự án đa dạng, Brin được biết đến là người đứng sau một thời của dự án Google X - thúc đẩy các phát kiến độc lạ cho công ty. Một số dự án lớn của ông bao gồm ô tô tự lái, kính áp tròng thông minh và kính thông minh.

Tờ New York Times đưa tin Brin có thể đóng vai trò lớn trong việc ra mắt sản phẩm Google Glass vào năm 2012, góp phần đưa sản phẩm này ra thế giới. Bên cạnh đó, ông cũng từng làm việc trên mạng xã hội Google+, hiện đã bị xóa bỏ.

Năm 2014, ông thừa nhận đáng lẽ không bao giờ nên làm những việc đó bởi tính cách có phần lập dị của bản thân. "Có lẽ là một sai lầm đối với tôi khi làm những thứ liên quan đến mạng xã hội", ông cho biết.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/ong-chu-google-ga-lap-di-trong-lang-cong-nghe-nguoi-dung-sau-du-an-bi-an-project-x-bi-am-anh-boi-viec-tap-the-duc-20210927170057686.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng

  Gần nửa năm sau khi tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, Bamboo Airways tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ. Hiện nay, Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 3 ngành hàng không nước ta, đứng sau Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Vietnam Airlines mới đây đã bán thành công hơn  796 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp  cho các cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ cũng như huy động thêm 7.961 tỷ đồng. Đầu tháng 6 vừa qua khi Bamboo Airways có vốn 16.000 tỷ, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 56,5%, Tập đoàn FLC góp 25,85%, FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,27% và 5,63%. Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways thay đổi ra sao sau khi tăng vốn lên 18.500 tỷ và ai là người góp thêm vốn. Trong 9 tháng đầu năm nay, Bamboo Airways khai thác 20.361 chuyến bay, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Vietnam Airlines và Vietjet Air vận hành tương ứng 39.544 chuyến và 35....

Bức tranh kinh doanh phân hoá của doanh nghiệp cảng biển năm 2020

  Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khả quan hơn. Khu vực cảng miền Trung vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dẫu xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và bão lụt trong khi đó doanh nghiệp cảng phía Bắc lại đi lùi. Đồ họa:  Alex Chu. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm 2020 sôi động, được thúc đẩy bởi các giá trị xuất khẩu tăng cao đột biến, chủ yếu đóng góp bởi các đơn hàng đi Mỹ, bất chấp các dự báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 trong năm 2020. Sản lượng giao thương hàng hoá sau khi chịu thiệt hại trong quý II/2020 đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.  Đà tăng trưởng có được một phần nhờ các hoạt động dịch chuyển cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt Nam. Phần khác đến từ sự quay trở lại của hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cả trong nước và ngoài nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so v...

Mỗi ngày hơn 80.000 lượt livestream bán hàng, người Việt đang kiếm tiền tỷ trên mạng

   Từ người nổi tiếng tới các CEO, livestream đang dần trở thành một phương tiện kiếm tiền chính của nhiều người. Livestream bán hàng nở rộ. (Đồ hoạ:  Alex Chu ). Lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh, người bán không cần lo chi phí mặt bằng, không cần thuê nhân viên, không lo nhà xưởng,… vẫn có thể dễ dàng chốt hàng trăm đơn hàng chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Những người bán hàng online này thường tận dụng nơi ở của mình để chứa hàng, và đồng thời cũng là nơi để livestream quảng cáo sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chế độ quay video và được kết nối mạng internet, từ một người nông dân đến một KOL, ai cũng có thể trở thành người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí là chỉ việc ngồi một chỗ để livestream hết năm này qua tháng nọ, miễn là họ có thể tạo ra tương tác tốt với khách hàng. Mỗi ngày có 80.000 lượt livestream bán hàng Hình thức livestream - trò chuyện trực tuyến, chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây như...