Chuyển đến nội dung chính

Công ty sản xuất camera theo dõi chó, mèo nhận đầu tư 120.000 USD trên sóng truyền hình

  Mang đến sản phẩm camera dành cho thú cưng mà các nhà đầu tư đều cho rằng không có tiềm năng lớn, Petkix vẫn nhận được gật đầu của 3 nhà đầu tư.

  • Tập 5 "Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ" mở màn bằng một sản phẩm camera dành cho chó, mèo có thể xoay 360 độ và có thể bắn đồ ăn. Sản phẩm được phát triển bởi startup Petkix với mục đích giúp người chủ có thể theo dõi được thú cưng của mình từ xa.

    'Chê' sản phẩm từ đầu tới cuối, Shark Bình vẫn rót 120.000 USD vào công ty camera cho chó - Ảnh 1.

    Michael Nguyễn, người sáng lập dự án Petkix. (Ảnh: Shark Tank)

    Người sáng lập dự án này là ông Micheal Nguyễn với nền tảng kiến thức trong mảng toán, kinh tế và thuật toán máy tính. Ông có nhiều năm làm việc tại Mỹ và từng trải qua một công ty khởi nghiệp sản xuất và một công ty thương mại điện tử khác. 

    Trong đó tại startup thương mại điện tử, ông là người đứng đầu mảng phần mềm và giúp công ty đạt doanh thu tới 80 triệu USD một năm.

    Theo chia sẻ của người sáng lập, Petkix tự thiết kế mạch điện và công nghệ livestream. Vì thế, startup có thể ứng dụng công nghệ để mở rộng thêm sản phẩm trong tương lai. Petkix được sản xuất ở khá nhiều nước, tuy nhiên thành phẩm sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

    Michael Phạm cho biết ông đã đăng bán thử sản phẩm của Petkix 20 ngày trên một số nền tảng đầu tư gọi vốn cộng đồng và đạt doanh số trên 20.000 USD. Đến với Shark Tank, nhà sáng lập kêu gọi kêu gọi 65.000 USD cho 5% cổ phần.

    Khi được hỏi về lý do định giá công ty lên tới 1,3 triệu USD, Michael Nguyen cho rằng mặt bằng chung các công ty phần cứng đã sản xuất xong bo mạch và đã phát triển xong hoàn thiện để đi vào giai đoạn sản xuất thì định giá có thể lên tới 8 đến 9 triệu USD. 

    Ngoài ra, có nhiều startup ở VIệt Nam cũng như trên thế giới đã nhận được khoảng 3 triệu USD đầu tư song cũng chưa hoàn thành thiết kế xong camera và công nghệ livestream ổn định.

    Chia sẻ về lý do làm sản phẩm tập trung vào chó, mèo, Michael Nguyen nói rằng dòng sản phẩm ngách này hiện chưa có tập đoàn lớn vào nhắm tới. 

    Hiện tại, Petkix có chi phí sản xuất một thiết bị lên tới 45 USD, trong khi đó, giá bán đặt trước trên một sàn gọi vốn cộng đồng là 139 USD và mục tiêu sẽ nâng giá lên 179 USD. Trước câu hỏi với mức giá 139 USD sẽ khó có lãi, Micheal Nguyen thừa nhận ông muốn kiếm doanh thu chính từ mảng phần mềm, thông qua hình thức đăng ký sử dụng (subscription) ở mức 4 USD/tháng.

    Nhận xét về Petkix, Shark Nguyễn Hòa Bình cho rằng sản phẩm không có điểm đặc biệt và thể bị sao chép nhanh. Trong khi đó thị trường lại quá nhỏ và chi phí cao. Nguồn doanh thu của Petkix cũng mơ hồ. Cho rằng mô hình kinh doanh có vấn đề, Shark Bình nói rằng lẽ ra sẽ không đầu tư, tuy nhiên ông quyết định sẽ đầu tư với điều kiện cần phải ngồi lại và xem xét lại về mô hình kinh doanh. 

    "Thay vì theo dõi chó, chúng ta sẽ theo dõi người", Shark Bình nhận xét, đồng thời đưa ra mức đầu tư 100.000 USD cho 20% cổ phần và có quyền mua tiếp ở vòng sau với giá trị chiết khấu 30%. 

    Theo ông, mức định giá đưa ra thuần tuý dành cho con người và đội ngũ của Petkix. Đối với sản phẩm, Shark Bình cho rằng có thể phải thay đổi để phù hợp. Shark Hưng cũng đưa ra mức đầu tư 100.000 USD cho 33% cổ phần.

    Cùng quan điểm, Shark Phú cho rằng nếu Petkix kinh doanh độc lập sẽ có ít cơ hội thành công. Chủ tịch Sunhouse cũng tỏ ra khá lấn cấn liên quan đến bản thân mô hình kinh doanh. Thay vào đó, ông tỏ ra quan tâm hơn đến con người và công nghệ, Shark Phú đưa ra lời mời đầu tư 150.000 USD cho 40% cổ phần.

    Hai "cá mập" còn lại là Shark Liên và Shark Việt không đưa ra lời đề nghị nào cho Petkix.

    Sau khi cân nhắc, Michael Phạm đưa ra counter-offer ở mức 100.000 USD cho 10% cổ phần. Shark Hưng rút khỏi cuộc đàm phán. Shark Phú và Shark Bình trong khi đó không thay đổi quyết định đầu tư. Michael Nguyen tiếp tục đưa ra mức counter-offer 150.000 USD cho 20% cổ phần. 

    Sau thời gian kiên trì đàm phán, cuối cùng Shark Bình chốt được đầu tư ở mức 120.000 USD cho 20% cổ phần, với mức định giá trước đầu tư là 480.000 USD, thấp hơn sâu so với mức kì vọng ban đầu của nhà sáng lập Petkix.

  • Nguồn: https://vietnambiz.vn/cong-ty-san-xuat-camera-theo-doi-cho-meo-nhan-dau-tu-120000-usd-tren-song-truyen-hinh-20210530220343651.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng

  Gần nửa năm sau khi tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, Bamboo Airways tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ. Hiện nay, Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 3 ngành hàng không nước ta, đứng sau Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Vietnam Airlines mới đây đã bán thành công hơn  796 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp  cho các cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ cũng như huy động thêm 7.961 tỷ đồng. Đầu tháng 6 vừa qua khi Bamboo Airways có vốn 16.000 tỷ, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 56,5%, Tập đoàn FLC góp 25,85%, FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,27% và 5,63%. Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways thay đổi ra sao sau khi tăng vốn lên 18.500 tỷ và ai là người góp thêm vốn. Trong 9 tháng đầu năm nay, Bamboo Airways khai thác 20.361 chuyến bay, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Vietnam Airlines và Vietjet Air vận hành tương ứng 39.544 chuyến và 35....

Bức tranh kinh doanh phân hoá của doanh nghiệp cảng biển năm 2020

  Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khả quan hơn. Khu vực cảng miền Trung vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dẫu xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và bão lụt trong khi đó doanh nghiệp cảng phía Bắc lại đi lùi. Đồ họa:  Alex Chu. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm 2020 sôi động, được thúc đẩy bởi các giá trị xuất khẩu tăng cao đột biến, chủ yếu đóng góp bởi các đơn hàng đi Mỹ, bất chấp các dự báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 trong năm 2020. Sản lượng giao thương hàng hoá sau khi chịu thiệt hại trong quý II/2020 đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.  Đà tăng trưởng có được một phần nhờ các hoạt động dịch chuyển cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt Nam. Phần khác đến từ sự quay trở lại của hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cả trong nước và ngoài nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so v...

Mỗi ngày hơn 80.000 lượt livestream bán hàng, người Việt đang kiếm tiền tỷ trên mạng

   Từ người nổi tiếng tới các CEO, livestream đang dần trở thành một phương tiện kiếm tiền chính của nhiều người. Livestream bán hàng nở rộ. (Đồ hoạ:  Alex Chu ). Lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh, người bán không cần lo chi phí mặt bằng, không cần thuê nhân viên, không lo nhà xưởng,… vẫn có thể dễ dàng chốt hàng trăm đơn hàng chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Những người bán hàng online này thường tận dụng nơi ở của mình để chứa hàng, và đồng thời cũng là nơi để livestream quảng cáo sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chế độ quay video và được kết nối mạng internet, từ một người nông dân đến một KOL, ai cũng có thể trở thành người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí là chỉ việc ngồi một chỗ để livestream hết năm này qua tháng nọ, miễn là họ có thể tạo ra tương tác tốt với khách hàng. Mỗi ngày có 80.000 lượt livestream bán hàng Hình thức livestream - trò chuyện trực tuyến, chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây như...