Chuyển đến nội dung chính

Du khách và công ty du lịch 'ngồi trên đống lửa' khi dịch COVID-19 tái bùng phát

 Hàng loạt tour tại Quảng Ninh bị hủy, các du khách ở các địa phương không có dịch cũng thấp thỏm lo âu trước thông tin biến thể mới của COVID-19 bùng phát trong nước.

Xem thêm chi tiết tại: https://vietnambiz.vn/du-khach-va-cong-ty-du-lich-ngoi-tren-dong-lua-khi-dich-covid-19-tai-bung-phat-20210130151757365.htm

Du khách và công ty du lịch 'ngồi trên đống lửa' trước thông tin dịch COVID-19 tái bùng phát - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. (Ảnh: Vietnam Booking).

Sau khi có thông tin dịch COVID-19 bùng phát trở lại với biến thể mới, hàng loạt du khách có dự định đi du lịch mùa Tết đã gọi điện tới các hãng du lịch, đại lý đòi hủy tour đi Quảng Ninh, các du khách tại địa phương không xuất hiện ổ dịch cũng đang rơi vào tâm lý e dè, lo ngại.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc CTCP truyền thông và du lịch Bluesky Việt Nam, cho biết tính tới hiện tại các chuyến đi tới Quảng Ninh đã ghi nhận lượng khách báo hủy tới 90%.

"Đối với vùng có dịch như Quảng Ninh, khách đã hủy toàn bộ chương trình tour tham quan Vịnh Hạ Long, du lịch tâm linh như chùa Ba Vàng, Chùa Đồng. Phía công ty và các đối tác cung cấp dịch vụ hiện tại cũng đã có phương án hoàn trả lại tiền cọc cho khách hoặc chuyển hướng tour sang các điểm khác như Sapa hoặc Phú Quốc", ông Tiến cho biết.

Không chỉ các khách du lịch đặt tour Quảng Ninh, các du khách đi tour ở các địa phương không bùng dịch cũng tỏ ra bất an.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Cường, một du khách đặt vé du xuân tại Nha Trang, cho biết mặc dù Quảng Ninh và Hải Dương hiện đang là tâm dịch nhưng ông vẫn rất lo ngại bởi virus mới có tốc độ lây lan nhanh và ảnh hưởng nặng hơn trước.

"Hôm trước tôi đã gọi điện tới hãng bay và homestay để hủy vé và phòng ở Nha Trang, tuy nhiên họ đã trấn an tôi và cho biết luôn tuân thủ các biện pháp phòng dịch theo đúng chỉ thị. Mặc dù vậy, tôi vẫn rất lo lắng khi chỉ hơn một tuần nữa khởi hành", ông Cường nói.

Bà Trịnh Thị Tuyết, ngụ tại Hà Nội, cũng bày tỏ lo lắng trước chuyến đi Tết tới Sapa của mình. "Tôi cũng không ngờ cận Tết thì bệnh dịch lại kéo tới, cả nhà tôi như ngồi trên đống lửa. Hiện tại tôi không biết nên tiếp tục đi hay không và nếu hủy tour thì bồi thường ra sao", bà Tuyết chia sẻ.

Đợt bùng phát dịch mới cũng khiến cho các công ty du lịch và doanh nghiệp lữ hành đều bị động bởi COVID-19 xuất hiện trong bối cảnh trước sự vào cuộc của chính phủ nhằm phục hồi ngành du lịch, các tour nội địa có xu hướng khởi sắc, đặc biệt dịp Tết là giai đoạn nhu cầu đi lại tăng cao.

Dịch bùng phát cũng khiến cho các chương trình tổ chức teambuilding, tiệc tất niên dịp Tết và tour du lịch đầu năm cũng bị ảnh hưởng.

Tuy tiếp tục chứng kiến làn sóng dịch mới và khách hàng hủy tour đồng loạt nhưng ông Tiến nhận thấy rằng so với đợt dịch bùng phát trước đó tại Đà Nẵng thì công ty của ông và các đối tác đã có kinh nghiệm và chủ động đối phó hơn trước tình huống xấu.

"Việc bùng dịch là bất khả kháng, tuy nhiên chúng tôi vẫn rất cố gắng để hỗ trợ khách hàng phần nào đỡ lo lắng", ông Tiến nói thêm.

Cập nhật tình hình dịch bệnh mới nhất, dịch COVID-19 đã xuất hiện trong cộng đồng tại 6 tỉnh thành trên cả nước gồm: Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Gia Lai, Hải Dương.

Các trường hợp mắc tại Hải Dương chủ yếu tập trung tại Công ty TNHH POYUN, chưa ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng khu vực Chí Linh.

Các trường hợp mắc tại các tỉnh khác (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng) đều có liên quan tới ổ dịch tại Hải Dương.

Các trường hợp mắc tại Quảng Ninh chỉ liên quan tại ổ dịch tại Vân Đồn.

Một số tỉnh thành đã tiến hành phong toả các khu vực có dịch, cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19.

Grab, be tạm ngưng dịch vụ tại Quảng Ninh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng

  Gần nửa năm sau khi tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, Bamboo Airways tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ. Hiện nay, Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 3 ngành hàng không nước ta, đứng sau Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Vietnam Airlines mới đây đã bán thành công hơn  796 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp  cho các cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ cũng như huy động thêm 7.961 tỷ đồng. Đầu tháng 6 vừa qua khi Bamboo Airways có vốn 16.000 tỷ, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 56,5%, Tập đoàn FLC góp 25,85%, FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,27% và 5,63%. Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways thay đổi ra sao sau khi tăng vốn lên 18.500 tỷ và ai là người góp thêm vốn. Trong 9 tháng đầu năm nay, Bamboo Airways khai thác 20.361 chuyến bay, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Vietnam Airlines và Vietjet Air vận hành tương ứng 39.544 chuyến và 35....

Bức tranh kinh doanh phân hoá của doanh nghiệp cảng biển năm 2020

  Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khả quan hơn. Khu vực cảng miền Trung vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dẫu xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và bão lụt trong khi đó doanh nghiệp cảng phía Bắc lại đi lùi. Đồ họa:  Alex Chu. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm 2020 sôi động, được thúc đẩy bởi các giá trị xuất khẩu tăng cao đột biến, chủ yếu đóng góp bởi các đơn hàng đi Mỹ, bất chấp các dự báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 trong năm 2020. Sản lượng giao thương hàng hoá sau khi chịu thiệt hại trong quý II/2020 đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.  Đà tăng trưởng có được một phần nhờ các hoạt động dịch chuyển cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt Nam. Phần khác đến từ sự quay trở lại của hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cả trong nước và ngoài nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so v...

Mỗi ngày hơn 80.000 lượt livestream bán hàng, người Việt đang kiếm tiền tỷ trên mạng

   Từ người nổi tiếng tới các CEO, livestream đang dần trở thành một phương tiện kiếm tiền chính của nhiều người. Livestream bán hàng nở rộ. (Đồ hoạ:  Alex Chu ). Lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh, người bán không cần lo chi phí mặt bằng, không cần thuê nhân viên, không lo nhà xưởng,… vẫn có thể dễ dàng chốt hàng trăm đơn hàng chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Những người bán hàng online này thường tận dụng nơi ở của mình để chứa hàng, và đồng thời cũng là nơi để livestream quảng cáo sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chế độ quay video và được kết nối mạng internet, từ một người nông dân đến một KOL, ai cũng có thể trở thành người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí là chỉ việc ngồi một chỗ để livestream hết năm này qua tháng nọ, miễn là họ có thể tạo ra tương tác tốt với khách hàng. Mỗi ngày có 80.000 lượt livestream bán hàng Hình thức livestream - trò chuyện trực tuyến, chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây như...