Chuyển đến nội dung chính

Doanh nghiệp dệt may phân hoá trong năm COVID-19: Kẻ lỗ sâu, người vẫn lãi tốt

  Mặc dù nhiều doanh nghiệp ngành dệt may rơi vào cảnh sụt giảm, thậm chí thua lỗ sau một năm khủng hoảng vì COVID-19 nhưng trong đó vẫn có những doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tích cực.

Kết thúc năm đại dịch bằng loạt con số giảm

Năm 2020, dưới tác động của dịch COVID-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả kinh doanh kém sắc của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Báo cáo tài chính quý IV/2020 của Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG (Mã: TNG) vừa công bố cho thấy doanh thu trong kì đạt gần 955 tỷ đồng, giảm 8,6%, lợi nhuận sau thuế đạt 23,1 tỷ đồng, giảm tới gần 60% so với 56,5 tỷ đồng của quý VI/2019.

Theo lý giải của TNG, do ảnh hưởng của dịch bệnh tại châu Âu, một số đơn hàng khách đã yêu cầu giảm giá bán từ 1-2% so với giá ký ban đầu. Bên cạnh đó, các khoản dự phòng tăng 5 tỷ đồng so với cùng kỳ, các khoản chi phí đầu vào công ty vẫn phải duy trì thanh toán đúng theo quy định và hợp đồng đã ký.

Đối với người lao động công ty vẫn phải bố trí duy trì có việc làm và chi trả lương, các khoản chế độ đúng theo hợp đồng và quy định của nhà nước. Điều này khiến lợi nhuận giảm gần 60% so với cùng kỳ 2019.

Lũy kế cả năm 2020, TNG đạt doanh thu 4.484 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2019, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh xuống còn 152,2 tỷ đồng, chỉ bằng 66% so với 230 tỷ đồng của năm 2019.

Tương tự, Công ty Đầu tư và Phát triển TDT (Mã: TDT) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 6% và 6,5% so cùng kỳ, xuống 54,5 tỷ đồng và 3,4 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm, TDT ghi nhận doanh thu thuần giảm 25,5% xuống còn 272 tỷ đồng và lãi ròng giảm gần 40% xuống mức 15,7 tỉ đồng. So với kế hoạch 565 tỷ đồng doanh thu, kết thúc năm 2020, TDT mới chỉ thực hiện được đến một nửa chỉ tiêu đề ra.

Tác động của dịch COVID-19 còn nặng nề hơn khi nhìn vào kết quả kinh doanh của Công ty CP Dệt may Gia Định (Mã: GID). Doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu quý IV chỉ đạt hơn 4,4 tỷ đồng, giảm sâu so với con số 60,3 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, giá vốn bán hàng giảm hơn 63%, xuống còn 21 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng giảm đáng kể, chỉ còn hơn 2 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái hơn 168 triệu đồng.

Chi phí quản lý tài chính giảm từ 10 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 440,8 triệu đồng nhưng vẫn không thể "cứu vãn" kết quả lợi nhuận sau thuế của GID. Mức lỗ quý IV/2020 lên đến 16,7 tỷ đồng, gấp 3 lần so với mức lỗ 5,3 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Hay CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Mã: FTM) cũng ghi nhận doanh thu thuần quý IV/2020 chỉ đạt 36,7 tỷ đồng, giảm 80,7% so với cùng kỳ. 

Nguồn: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-det-may-phan-hoa-trong-nam-covid-19-ke-lo-sau-nguoi-van-lai-tot-20210126153120821.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng

  Gần nửa năm sau khi tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, Bamboo Airways tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ. Hiện nay, Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 3 ngành hàng không nước ta, đứng sau Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Vietnam Airlines mới đây đã bán thành công hơn  796 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp  cho các cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ cũng như huy động thêm 7.961 tỷ đồng. Đầu tháng 6 vừa qua khi Bamboo Airways có vốn 16.000 tỷ, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 56,5%, Tập đoàn FLC góp 25,85%, FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,27% và 5,63%. Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways thay đổi ra sao sau khi tăng vốn lên 18.500 tỷ và ai là người góp thêm vốn. Trong 9 tháng đầu năm nay, Bamboo Airways khai thác 20.361 chuyến bay, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Vietnam Airlines và Vietjet Air vận hành tương ứng 39.544 chuyến và 35....

Bức tranh kinh doanh phân hoá của doanh nghiệp cảng biển năm 2020

  Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khả quan hơn. Khu vực cảng miền Trung vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dẫu xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và bão lụt trong khi đó doanh nghiệp cảng phía Bắc lại đi lùi. Đồ họa:  Alex Chu. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm 2020 sôi động, được thúc đẩy bởi các giá trị xuất khẩu tăng cao đột biến, chủ yếu đóng góp bởi các đơn hàng đi Mỹ, bất chấp các dự báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 trong năm 2020. Sản lượng giao thương hàng hoá sau khi chịu thiệt hại trong quý II/2020 đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.  Đà tăng trưởng có được một phần nhờ các hoạt động dịch chuyển cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt Nam. Phần khác đến từ sự quay trở lại của hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cả trong nước và ngoài nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so v...

Mỗi ngày hơn 80.000 lượt livestream bán hàng, người Việt đang kiếm tiền tỷ trên mạng

   Từ người nổi tiếng tới các CEO, livestream đang dần trở thành một phương tiện kiếm tiền chính của nhiều người. Livestream bán hàng nở rộ. (Đồ hoạ:  Alex Chu ). Lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh, người bán không cần lo chi phí mặt bằng, không cần thuê nhân viên, không lo nhà xưởng,… vẫn có thể dễ dàng chốt hàng trăm đơn hàng chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Những người bán hàng online này thường tận dụng nơi ở của mình để chứa hàng, và đồng thời cũng là nơi để livestream quảng cáo sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chế độ quay video và được kết nối mạng internet, từ một người nông dân đến một KOL, ai cũng có thể trở thành người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí là chỉ việc ngồi một chỗ để livestream hết năm này qua tháng nọ, miễn là họ có thể tạo ra tương tác tốt với khách hàng. Mỗi ngày có 80.000 lượt livestream bán hàng Hình thức livestream - trò chuyện trực tuyến, chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây như...